Kinh nghiệm mẹ cho bé đi học mầm non

1. Bé mấy tuổi thì mẹ có thể cho bé đi mầm non?

Đi mầm non có thể nói đây là  sự kiện quan trọng, đánh dấu cho chặng đường phát triển mới của con. Tuỳ vào từng độ tuổi mà bé sẽ có khả năng tiếp thu kiến thức cũng như sự chuẩn bị về tâm lý khác nhau.

Trẻ trong độ tuổi từ 18 đến 24 tháng tuổi được xem là thời điểm thích hợp nhất để cho bé đi mầm non bởi Bé đã cứng cáp, đi vững, ăn uống sinh hoạt tốt. Mặt khác mức độ quấn ông bà, bố mẹ chưa quá cao. Do đó, việc gửi con cho các cô giáo sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Emily đi học mầm non khi chưa được 18 tháng tuổi 

2. Lợi ích của việc cho trẻ đi mầm non

  • Phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp: Việc đi học sẽ giúp trẻ được làm quen với nhiều bạn mới và giúp trẻ tự tin giao tiếp tốt hơn. Trẻ được vui chơi với bạn bè và tiếp xúc với đa dạng đồ chơi, học cụ, từ đó sẽ sớm học được cách hòa đồng với tập thể và phát triển kỹ năng làm việc nhóm sau này. Đặc biệt, ở trường con được học nói, học hát, học vẽ, đọc thơ, kể chuyện… Những hoạt động này rất tốt trong việc kích thích phát triển trí tuệ của trẻ
  • Phát triển khả năng sáng tạo: Bé sẽ được tạo điều kiện để kích thích khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng tốt hơn.
  • Phát triển kỹ năng mềm: Nhờ các trải nghiệm thực tế và bài học ở lớp, bé được phát triển về nhiều kỹ năng như: tự lập, giao tiếp, giải quyết vấn đề, quản lý cảm xúc…

3. Bố mẹ cần chuẩn bị những gì trước khi con đi học mầm non

Đi học mẫu giáo là một bước thay đổi khá lớn với các bé. Vì vậy, bố mẹ nên có sự chuẩn bị kỹ càng cho con từ vật chất đến tinh thần.

3.1. Trước khi quyết định cho bé đi học bố mẹ cần chuẩn bị:

Tìm hiểu kỹ về ngôi trường bạn định cho con đi học.

Hãy tìm hiểu về số học sinh trong một lớp và số giáo viên phụ trách trong lớp, chương trình dạy, thực đơn, nguồn cung cấp thực phẩm của trường. Đương nhiên học phí là yếu tố không thể bỏ qua.

Và cũng đừng quên tham quan trường trước khi đăng ký cho bé học để cảm nhận được không gian lớp học, không gian trường học nhé. Việc này có thể giúp bạn có cái nhìn tốt hơn về cơ sở vật chất, thái độ của giáo viên và các bé đang theo học.

Bạn nên tham khảo ý kiến của các phụ huynh có con học ở trường về chất lượng giáo viên, chất lượng bữa ăn , chất lượng giảng dạy của trường…

Làm công tác tư tưởng cho bé.

Dành khoảng 2 tuần trước khi con đi học để kể về trường, lớp và những điều thú vị bé sẽ được học ở trường như đi học vui như thế nào, có nhiều bạn mới, đồ chơi mới, được học hát, học múa… Đây là bước chuẩn bị cần thiết để bé không quá bỡ ngỡ khi phải xa vòng tay cha mẹ.

Bạn có thể đọc cho bé nghe những cuốn sách Ehon như “Bé Bon đi nhà trẻ” hay “Trường mẫu giáo của tớ”…. Sách là những cảm nhận đầu tiên của bé khi được bố mẹ đưa đi học. Được gặp gỡ bạn bè và chơi những trò chơi mới. Tất cả được thể hiện sinh động với nhiều màu sắc giúp các bé cảm thấy thích thú hơn với việc đi học.

Ngoài ra bạn cũng có thể cho bé xem các video trường lớp, trong đó có các hoạt động vui chơi của bé mỗi ngày khi đến trường.

Cho bé làm quen dần với trường mẫu giáo bé sẽ học.

Trước khi chính thức cho con đến trường khoảng 1 tuần, nếu nhà trường cho phép bố mẹ nên dành thời gian dẫn bé đến tham quan trường, cho bé vào lớp làm quen khoảng 30 phút đến 1 tiếng mỗi ngày. Đây cũng là cách giúp con làm quen với môi trường mới, sẽ giúp con không quá bỡ ngỡ khi phải rời xa bố mẹ, đồng thời tạo hứng thú cho bé.

Bạn cũng có thể gặp gỡ, trao đổi với giáo viên về những thói quen, sở thích của con …và đặt một số câu hỏi để hiểu rõ hơn về một ngày tại trường của con. Bạn nên hỏi giáo viên về các hoạt động hàng ngày tại trường để dễ dàng xây dựng thói quen cho con ở nhà.

3.2. Bố mẹ cần chuẩn bị những gì khi con chính thức đi học .

Những ngày đầu tiên đi học, hầu hết trẻ đều có tâm lý e dè, nhút nhát, thậm chí là bé thấy sợ khi tiếp xúc với môi trường nhiều người lạ, xa ba mẹ, thay đổi thói quen sinh hoạt.

Bố mẹ cần giữ tâm lý vững vàng: Nhiều phụ huynh thường “mềm lòng” khi bé bịn rịn hay quấy khóc vào những ngày đầu tiên đến trường. Đây là điều rất bình thường. Bố mẹ nên có thái độ và cách ứng xử bình tĩnh, nhẹ nhàng khuyên nhủ con, tránh để tâm lý con cũng bị ảnh hưởng.

Trong những tuần đầu con đi học, bố mẹ không nên đưa con đến trường quá sớm và cần đón bé đúng giờ hoặc sớm hơn 1 tiếng, tránh để con đợi quá lâu.

Ba lô là người bạn đồng hành thân thiết của trẻ mỗi khi đến trường. Vì vậy đây là đồ dùng đầu tiên ba mẹ nên chuẩn bị cho trẻ đi học mầm non. Các mẫu ba lô cho trẻ mầm non thường có kích thước nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ để bé có thể tự đeo.

Người bạn đồng hành của Emily mỗi ngày đến trường 

Trẻ đi học sẽ không tránh khỏi thấy bỡ ngỡ, hoảng sợ khi xa vòng tay bố mẹ, đến một môi trường xa lạ. Bố mẹ cần chuẩn bị thật tốt những thứ cần thiết để bé cảm thấy gần gũi, quen thuộc như ở nhà , mẹ có thể để bé mang theo chú gấu bông hay món đồ chơi yêu thích ở nhà của con. Đó sẽ là người bạn đồng hành cùng bé ở môi trường mới.

Bạn Mèo hồng đi học hàng ngày cùng Emily

Bé mới đi học chưa quen với nếp sinh hoạt ở lớp nên có thể sẽ ăn ít. Vì vậy, thời gian đầu bé đi học mẹ có thể chuẩn bị cho bé bình sữa quen thuộc bé vẫn uống hằng ngày để các cô cho bé ăn thêm.

Bộ đôi sữa và bình sữa mẹ chuẩn bị cho Emily đến trường mỗi ngày

Ngoài ra, bố mẹ hãy chuẩn bị thêm cho bé 2-3 bộ quần áo (theo mùa) và bỉm để bé thay ở lớp nhé.

Mặc dù ở trường đã có sẵn chăn, gối nhưng trẻ đi học mầm non sớm thường có cảm giác lạ lẫm, khó ngủ. Vì vậy, chăn, gối thân thuộc có thể giúp bé có giấc ngủ trưa thoải mái hơn. Mẹ cũng nên nhớ mang chăn, gối về giặt sau 1-2 tuần để tránh vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh cho bé.

Thường xuyên tâm sự, chia sẻ cùng con: Bố mẹ nên lắng nghe những nỗi lo sợ của con, nhẹ nhàng khuyên nhủ và khích lệ để bé cảm thấy an tâm và tự tin hơn.

4. Tổng kết:

Trên đây là những thông tin về việc cho bé đi học mầm non mà Monmon Baby muốn chia sẻ với các ba mẹ có con trong độ tuổi chuẩn bị đi mầm non. Hy vọng với những chia sẻ này, các bậc cha mẹ sẽ có thêm kiến thức để chuẩn bị thật tốt cho bé.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *